VNAFS - khóa đào tạo chuyên gia - NHẬN THỨC CHUNG ISO / IEC 17025:2017https://vnafs.com/uploads/logo.png
Thứ sáu - 11/10/2024 06:08980
Trong 02 ngày 04/10 và 05/10/2024, tại Hà Nội, hội thảo “Quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm - QMFS 2024” đã diễn ra với chủ đề: “Food Safety, Healthiness, and Environmental Impact: A wide Nation Perspective”. GS.TS Phan Thị Kim là một trong hai thành viên điều hành phiên toàn thể của Hội thảo.
Đây là lần thứ 7 hội thảo QMFS diễn ra. Hội thảo do trường Hoá và Khoa học sự sống phối hợp với Công ty Cổ phẩn Chứng nhận và Giám định VinaCert đồng tổ chức.
Tham dự hội thảo có PGS.TS. Huỳnh Đăng Chính - Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội; ông Nguyễn Hữu Dũng - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert; PGS.TS Chu Kỳ Sơn- Hiệu trưởng trường Hoá và Khoa học sự sống; TS. Trần Việt Nga - Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế; TS. Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường; TS. Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội chăn nuôi Việt Nam; TS. BS. Phạm Đức Phúc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Y tế công cộng và Hệ sinh thái, Điều phối viên Mạng lưới Một sức khỏe các Trường Đại học Việt Nam… cùng hơn 200 nhà khoa học, nhà quản lý và các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS. Huỳnh Đăng Chính - Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết, sự hiện diện của hơn 200 đại biểu tại Hội thảo Quản lý Chất lượng và An toàn Thực phẩm lần thứ 7 – QMFS 2024 không chỉ thể hiện sự quan tâm đến chủ đề hết sức quan trọng này mà còn là sự đóng góp quý báu trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành thực phẩm, mang lại lợi ích cho sức khỏe cộng đồng.
QMFS 2024 không chỉ tập trung đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và sức khỏe cho người tiêu dùng, mà còn gắn liền với trách nhiệm bảo vệ môi trường. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, sản xuất thực phẩm đang dần chuyển hướng sang các mô hình bên vững nhằm giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến mục tiêu Net Zero. Các chủ đề chính của hội thảo tập trung vào: Xu hướng Phát triển thực phẩm: Chất lượng - An toàn - Sức khỏe; Giảm phát thải khí nhà kính và hướng tới Net Zero trong sản xuất và chế biến thực phẩm; Xu hướng và hành động trong Đào tạo nguồn nhân lực tương lai cho sản xuất thực phẩm bền vững.
Sau 6 kỳ hội thảo QMF5 vào các năm 2011, 2013, 2015, 2017, 2019, và 2021-1 với nhiều tham luận, đóng góp và đề xuất cho lĩnh vực Công nghệ Thực phẩm, Quản lý và phân tích chất lượng an toàn thực phẩm, hội thảo lần thứ bảy - QMFS 2024 được diễn ra trong bối cảnh kinh tế hội nhập, các doanh nghiệp đứng trước thử thách khó khăn khốc liệt, ảnh hưởng từ dịch COVID-19, tác động môi trường, thiên tai, đặc biệt sau cơn bão lịch sử YAGI xảy ra đầu tháng 9/2024, người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn tới chất lượng và an toàn của sản phẩm thực phẩm trong chuỗi cung ứng bền vững, giảm phát thải khí nhà kính.
Đến với Hội thảo QMFS 2024 có các đại điện đến từ các cơ quan quản lý nhà nước đầu ngành về lĩnh vực An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, các Hiệp hội, nhà khoa bọc, giảng viên đến từ các trường đại học từ 3 miền Bắc - Trung - Nam, và các đối tác nước ngoài.
Đồng hành cùng sự kiện này còn có sự tham gia của trên 20 Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ Thực phẩm, Công nghệ Sinh học, Công nghệ Môi trường. Các chủ đề chính của hội thảo tập trung vào: Xu hướng Phát triển thực phẩm: Chất lượng - An toàn Sức khỏe; Giảm phát thải khí nhà kính và hướng tới Net Zoro trong sản xuất và chế biến thực phẩm bền vững.
Bày tỏ cảm ơn và đánh giá cao sự đồng hành của Công Ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert với hội thảo QMFS 2024 và các kỳ hội thảo QMFS trước đó, PGS.TS. Huỳnh Đăng Chính - Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội cũng bày tỏ cảm ơn sự đồng hành, tham dự của những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thực phẩm. Đây là những đối tác để phát triển các dự án hợp tác trong nghiên cứu và phát triển nhằm cải thiện chất lượng và an toàn thực phẩm; các nhà quản lý, nghiên cứu, nhà khoa học và các bên liên quan về những đóng góp có ý nghĩa cho hội thảo này.
Còn theo TS. Trần Việt Nga - Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm luôn là nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa lâu dài, được Đảng và Chính Phủ chỉ đạo sát sao.
Tại Việt Nam, lĩnh vực an toàn thực phẩm được phân cấp cho 3 Bộ quản lý: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp, Bộ Công Thương, trên cơ sở các nghiên cứu khoa học sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước cập nhật, bổ sung và sửa đổi cơ chế, chính sách quản lý an toàn thực phẩm.
Với ý nghĩa đó, tại phiên toàn thể, các đại biểu đã nghe TS. Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường trình bày về Định hướng cho các doanh nghiệp tổ chức thực hiện trong các lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo quản, chế biến trong chuỗi cung ứng thực phẩm;
TS. Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội chăn nuôi Việt Nam chia sẻ về Một số tồn tại bất cập trong hoạt động kiểm soát ATTP các sản phẩm chăn nuôi ở Việt Nam;
TS. BS. Phạm Đức Phúc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Y tế công cộng và Hệ sinh thái, Điều phối viên Mạng lưới Một sức khỏe các Trường Đại học Việt Nam báo cáo về chủ đề Thực phẩm an toàn và bền vững: Đảm bảo chất lượng và sức khỏe con người thông qua tiếp cận Một Sức Khỏe.
Trong khuôn khổ chương trình hội thảo, buổi chiều cùng ngày đã diễn ra đồng thời 03 Workshop, bao gồm:
Workshop 1: Xu hướng Phát triển thực phẩm: Chất lượng – An toàn – Sức khỏe;
Workshop 2: Giảm phát thải khí nhà kính hướng tới Net Zero trong sản xuất và chế biến thực phẩm;
Workshop 3: Đào tạo nguồn nhân lực tương lai cho sản xuất thực phẩm bền vững: Xu hướng và hành động.