Tính độ không đảm bảo đo cho phép thử và hiệu chuẩn

Chủ nhật - 12/05/2024 21:49 130 0
Đây là nội dung khóa đào tạo nội bộ do Giảng viên cao cấp Phó Đức Trù trực tiếp đào tạo tại Hà Nội ngày 11/5/2024. Khóa đào tạo giúp học viên nắm vững kiến thức tính toán độ không đảm bảo đo cho các phép thử và hiệu chuẩn đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO/ IEC 17025:2017.

Toàn cảnh khóa đào tạo nội bộ
Nhằm giúp học viên nắm được nguyên tắc, công cụ để tính toán độ không đảm bảo đo cho các phép thử nghiệm và hiệu chuẩn, ngày 11/5/2024, tại Hà Nội, giảng viên cao cấp Phó Đức Trù của VinaCert đã thực hiện khóa đào tạo nội bộ “Ước lượng độ không đảm bảo đo cho Phòng thử nghiệm” và “Ước lượng độ không đảm bảo đo cho Phòng hiệu chuẩn”.

Giảng viên cao cấp Phó Đức Trù tại khóa đào tạo.
Giảng viên Phó Đức Trù cho biết, phòng thử nghiệm/ phòng hiệu chuẩn khi thực hiện hiệu chuẩn nội bộ phải có và áp dụng thủ tục đánh giá độ không đảm bảo đo cho tất cả các phép hiệu chuẩn và hình thức hiệu chuẩn. Phòng thử nghiệm phải có và phải áp dụng thủ tục để đánh giá độ không đảm bảo đo.
Theo đó trong một số trường hợp nhất định, bản chất của phương pháp thử có thể hạn chế việc tính toán nghiêm ngặt về phương diện đo lường và thống kê độ không đảm bảo đo.
Trong những trường hợp này, Phòng thí nghiệm ít nhất phải cố gắng xác định tất cả các thành phần độ không đảm bảo đo, thực hiện đánh giá hợp lý và phải đảm bảo rằng hình thức thông báo kết quả không được gây ấn tượng sai về độ không đảm bảo đo.
Việc đánh giá hợp lý phải dựa trên kiến thức về tính năng của phương pháp và lĩnh vực đo, và phải sử dụng, ví dụ, kinh nghiệm trước đó và dữ liệu có giá trị:
• Mức độ nghiêm ngặt cần thiết để đánh giá độ không đảm bảo đo tuỳ thuộc vào các yếu tố như: yêu cầu của phương pháp thử, yêu cầu của khách hàng; các giới hạn làm cơ sở để quyết định về sự phù hợp với quy định kỹ thuật
• Trong những trường hợp khi một phương pháp thử nghiệm đã được công nhận rộng rãi quy định giới hạn giá trị của các nguồn chủ yếu gây nên độ không đảm bảo đo và quy định cách thức trình bày kết quả đã tính toán, Phòng thử nghiệm được coi là đáp ứng các điều này khi tuân theo phương pháp thử và các hướng dẫn lập báo cáo.
• Khi đánh giá độ không đảm bảo đo, tất cả các thành phần độ không đảm bảo được xem là quan trọng, các tình huống cụ thể phải được tính đến bằng cách sử dụng các phương pháp phân tích thích hợp.
• Các yếu tố góp phần vào độ không đảm bảo đo bao gồm (nhưng không giới hạn) ở chuẩn chính, mẫu chuẩn, phương pháp và thiết bị sử dụng, điều kiện môi trường, đặc tính và điều kiện của mẫu thử hoặc hiệu chuẩn và người thao tác.
• Sự biến đổi lâu dài được dự đoán trước của mẫu thử và/ hoặc hiệu chuẩn thông thường không được tính đến khi đánh giá độ không đảm bảo đo. 

Sau khi khái quát về phép đo và độ không đảm bảo đo, Phương pháp đánh giá độ không đảm bảo đo, giảng viên Phó Đức Trù đã sử dụng phương pháp tiếp cận nhanh “Mix & Match” giới thiệu đến học viên những kiến thức liên quan đến việc tính độ không đảm bảo đo, gồm: ước lượng độ không đảm bảo đo Loại A; ước lượng độ không đảm bảo đo Loại B; Tính độ không đảm bảo đo tổng hợp; quá trình tính độ không đảm bảo đo; báo cáo độ không đảm bảo đo; ILAC-G17: Chính sách; Đánh giá sự phù hợp.
Cùng với lý thuyết, học viên còn được giảng viên Phó Đức Trù hướng dẫn thực hành làm các bài tập tình huống liên quan; giải đáp thấu đáo các câu hỏi và vấn đề gặp phải trong thực tiễn của học viên.

 

VinaCert

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây