Các yêu cầu về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm xuất khẩu sang Nhật Bản

Thứ ba - 30/07/2024 23:16 235 0

Workshop về chủ đề “Xuất Nhật – Các yêu cầu trong an toàn thực phẩm” cung cấp thông tin về chứng nhận tiêu chuẩn JFS-C đến doanh nghiệp quan tâm cũng như những vấn đề liên quan đến các yêu cầu đối với thực phẩm Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản.

cac yeu cau ve an toan thuc pham doi voi thuc pham xuat khau sang nhat ban1
Giám đốc Chứng nhận Đặng Thị Hương phát biểu tại Workshop.

Bà Đặng Thị Hương, Giám đốc Chứng nhận của VinaCert cho biết, từ năm 2021, chúng tôi đã tìm hiểu về tiêu chuẩn JFS-C, đến tháng 4/2023, JFSM chính thức công nhận VinaCert là tổ chức đầu tiên tại Đông Nam Á có đủ năng lực chứng nhận Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn JFS-C.

Chia sẻ về tầm quan trọng của tiêu chuẩn JFS-C và cơ hội của doanh nghiệp Việt, bà Hương nhấn mạnh rằng, tiêu chuẩn JFS-C bao gồm các nội dung và nguyên tắc của Codex, HACCP, và chính phủ Nhật Bản từ lâu đã có quy định những nguyên tắc này phải được áp dụng tại các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản.

Luật Vệ sinh thực phẩm sửa đổi của Nhật Bản được đã được thực thi vào tháng 6/2021 và các tiêu chuẩn Codex, HACCP đã được thể chế hóa. Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cũng công nhận tiêu chuẩn JFS-C là tiêu chuẩn bao gồm Codex, HACCP, do đó khi áp dụng tiêu chuẩn JFS-C sẽ được chính phủ và các cơ quan quản lý chất lượng của Nhật Bản chấp nhận.

Đây chính là cơ hội giúp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam có thể xuất khẩu thực phẩm an toàn sang Nhật Bản, cũng như mở rộng các giao dịch với các công ty Nhật Bản. Doanh nghiệp của Việt Nam có thể nhân cơ hội này duy trì được các nguyên tắc về an toàn thực phẩm, phát triển và nâng cao chất lượng nhân lực thông qua việc quản lý an toàn thực phẩm có nguồn gốc, góp phần vào sự phát triển ngành công nghiệp thực phẩm tại Việt Nam, tạo sự yên tâm đối với người tiêu dùng.
cac yeu cau ve an toan thuc pham doi voi thuc pham xuat khau sang nhat ban2
 
cac yeu cau ve an toan thuc pham doi voi thuc pham xuat khau sang nhat ban3
Chuyên gia Trương Thị Ngọc Trâm trình bày tổng quan về các quy định, tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm của Nhật Bản.

Giới thiệu về thực trạng thực trạng nhập khẩu tại Nhật Bản, Road map vào thị trường Nhật Bản, tổng quan về quản lý an toàn thực phẩm ở Nhật Bản, các tiêu chuẩn quản lý An toàn thực phẩm, JFS-C và các tiêu chuẩn quản lý An toàn thực phẩm,… chuyên gia Trương Thị Ngọc Trâm dẫn nguồn số liệu của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản cho thấy, với dân số hơn 126 triệu người, Nhật Bản là thị trường có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn đối với các sản phẩm nông thủy sản - thực phẩm nước ngoài, bao gồm: cá và sản phẩm chế biến từ cá, tôm, lươn, thịt và những sản phẩm từ thịt, đậu nành, sản phẩm từ ngũ cốc, rau quả tươi và chế biến, cà phê... Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thế mạnh về những mặt hàng nói trên và có khả năng cung ứng tốt cho thị trường Nhật Bản.
cac yeu cau ve an toan thuc pham doi voi thuc pham xuat khau sang nhat ban4
Tuy nhiên các quy định về an toàn thực phẩm của Nhật Bản rất cao, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải chuyển đổi sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Đáp ứng được các yêu cầu của thị trường Nhật Bản thì mới đẩy mạnh xuất khẩu, chinh phục được thị hiếu và yêu cầu khắt khe của thị trường Nhật Bản.
cac yeu cau ve an toan thuc pham doi voi thuc pham xuat khau sang nhat ban5


Chia sẻ về các giải pháp tiêu chuẩn JFS-C mang lại giúp các doanh nghiệp kiểm soát an toàn thực phẩm, Chuyên gia Trưởng của VinaCert, ông Nguyễn Nam Sơn cho biết, JFS-C là chương trình chứng nhận được xây dựng bởi Hiệp hội Quản lý an toàn thực phẩm Nhật Bản (JFSM), chương trình chứng nhận này nhằm mục đích tiêu chuẩn hóa các kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm, nâng cao mức độ an toàn thực phẩm của các tổ chức đang có kế hoạch sử dụng chứng nhận này.

JFS-C là 1 tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn ISO 22000 và tài liệu MD4:2018 (thực hiện tất cả các yêu cầu của GMP, HACCP, FSM) và đã được thừa nhận bởi GFSI (Tổ chức Sáng kiến ​An toàn Thực phẩm Toàn cầu).

Tiêu chuẩn JFS-C có thể áp dụng đối với các tổ chức/doanh nghiệp gia công chế phẩm động vật dễ ôi thiu (CI); Gia công chế phẩm thực vật dễ ôi thiu (CII); Gia công chế phẩm động vật và thực vật dễ ôi thiu (CIII); Gia công sản phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường (CIV); Tổ chức/doanh nghiệp sản xuất chế phẩm hóa học (bao gồm chế phẩm hóa sinh học); Sản xuất chất gia công phụ trợ và các Enzim, hương liệu, chất nuôi cấy, khoáng chất, vitamin, chất phụ gia…
 
cac yeu cau ve an toan thuc pham doi voi thuc pham xuat khau sang nhat ban6

Cùng với chia sẻ rất nhiều thông tin quan trọng liên quan đến các quy định chất lượng an toàn thực phẩm của Nhật Bản, cũng tại Workshop, các chuyên gia của VinaCert cũng đã dành nhiều thời gian để chia sẻ kinh nghiệm thực tế khi đi đánh giá hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tại các doanh nghiệp, đồng thời giải đáp thấu đáo các câu hỏi, thắc mắc cũng như tình huống do các đại biểu tham gia Workshop gửi đến chương trình.
 

Tác giả bài viết: VinaCert

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây