JFS-C là một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm do Hiệp hội Quản lý An toàn Thực phẩm Nhật Bản (JFSM) xây dựng, dựa trên tiêu chuẩn ISO 22000 và tài liệu MD4:2018. Tiêu chuẩn này tích hợp các yêu cầu của GMP, HACCP, FSM, và được thừa nhận bởi Global Food Safety Initiative (GFSI). Chương trình chứng nhận JFS-C nhằm mục đích tiêu chuẩn hóa các kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng, nâng cao mức độ an toàn thực phẩm cho các tổ chức áp dụng tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn JFS-C nổi bật bởi các đặc điểm sau:
- Dễ dàng thực hiện: Phù hợp với tất cả các doanh nghiệp.
- Quan điểm định hướng bởi lãnh đạo cấp cao nhất: Đảm bảo sự cam kết từ cấp quản lý cao nhất của tổ chức.
- Linh hoạt dựa trên lý thuyết khoa học: Đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quy trình đánh giá.
- Tính nhất quán trong các tiêu chuẩn quốc tế: Tạo sự đồng bộ với các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế.
Tiêu chuẩn này không áp dụng đánh giá cấp bậc, xếp hạng hay điểm số của doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn JFS-C được xây dựng tuân thủ theo nhiều văn bản tiêu chuẩn quốc tế quan trọng nhằm đảm bảo tính toàn vẹn, chất lượng và an toàn trong các quy trình quản lý và kiểm tra thực phẩm:
1. IAF MD4 - Sử dụng Kỹ thuật Công nghệ Thông tin (ICT):
- Hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng ICT trong quá trình đánh giá, nhận định và kiểm tra.
- Giảm thiểu lỗi con người, tăng tính chính xác, và cung cấp khả năng theo dõi, quản lý dữ liệu hiệu quả.
2. ISO/TS 22003 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với các tổ chức đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm:
- Quy định các yêu cầu đối với cơ quan đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
- Đảm bảo các quy trình đánh giá và chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế, mang lại độ tin cậy cao cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
3. ISO/IEC 17021-1 - Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý:
- Thiết lập các yêu cầu chung đối với cơ quan kiểm định thực hiện việc nhận định của cơ quan đánh giá sự phù hợp.
- Đảm bảo các cơ quan đánh giá có năng lực, khách quan và đáng tin cậy.
4. ISO/IEC 17011 - Đánh giá Sự Phù hợp - Yêu cầu chung đối với tổ chức công nhận các tổ chức đánh giá sự phù hợp:
- Đưa ra các yêu cầu đối với cơ quan công nhận, đảm bảo hoạt động công bằng và có năng lực trong việc đánh giá sự phù hợp.
Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn JFS-C
Tiêu chuẩn JFS-C có thể áp dụng đối với các tổ chức/doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có các code sau:
- Gia công chế phẩm động vật dễ ôi thiu (CI).
- Gia công chế phẩm thực vật dễ ôi thiu (CII).
- Gia công chế phẩm động vật và thực vật dễ ôi thiu (CIII).
- Gia công sản phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường (CIV).
- Tổ chức/doanh nghiệp sản xuất chế phẩm hóa học, bao gồm chế phẩm hóa sinh học. Sản xuất chất gia công phụ trợ và các Enzim, hương liệu, chất nuôi cấy, khoáng chất, vitamin, chất phụ gia. (K)
Những cập nhật mới nhất của tiêu chuẩn JFS-C
Vào cuối tháng 5/2024, tiêu chuẩn JFS-C đã có những cập nhật mới với hai tài liệu quan trọng:
- JFS-C Standard Document Ver. 3.1 - May 20, 2024
- Certification Program Document Ver. 3.2 - May 20, 2024
Thay đổi về phạm vi áp dụng
Trong phiên bản JFS-C V.3.1, lĩnh vực K đã được diễn giải lại
- Sản xuất sản phẩm hóa chất và các chủng cấy được sử dụng làm thành phần thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất thực phẩm.
Thay đổi về quản lý an toàn thực phẩm
Các thay đổi về FSM trong trong bản cập nhật bao gồm:
- Trách nhiệm của lãnh đạo cao nhất: Tăng cường trách nhiệm và cam kết của lãnh đạo.
- Tuân thủ Luật An toàn thực phẩm: Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật.
- Phòng vệ an toàn thực phẩm và Phòng chống gian lận thực phẩm: Tăng cường các biện pháp bảo vệ và chống gian lận.
- Thủ tục hồ sơ và kiểm soát đặc điểm kỹ thuật: Cải tiến quy trình quản lý hồ sơ và kiểm soát các sản phẩm, dịch vụ từ nhà cung cấp bên ngoài.
Bản cập nhật còn có các thay đổi, bổ sung những quy định về FSM, HACCP, GMP nhằm tăng cường hiệu quả quản lý an toàn thực phẩm: Đảm bảo các quy trình sản xuất và quản lý thực phẩm luôn đạt chuẩn, giảm thiểu rủi ro về an toàn thực phẩm; Đáp ứng các yêu cầu quốc tế: Đồng bộ với các tiêu chuẩn quốc tế mới nhất, tạo sự tin cậy và uy tín cho các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn này; Nâng cao nhận thức và kỹ năng của nhân viên: Đảm bảo nhân viên được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện các quy định an toàn thực phẩm một cách hiệu quả.
Việc xây dựng và tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc tế như IAF MD4, ISO/TS 22003, ISO/IEC 17021-1 và ISO/IEC 17011 giúp JFS-C đảm bảo rằng các quy trình quản lý và đánh giá an toàn thực phẩm đều đạt mức độ cao về chất lượng, độ tin cậy và minh bạch. Những cập nhật mới trong tiêu chuẩn JFS-C V.3.1 và V.3.2 không chỉ tăng cường uy tín của các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm mà còn bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp thực phẩm.