Chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

Thứ sáu - 26/04/2024 09:19 326 0
Trong sản xuất an toàn theo các tiêu chuẩn G.A.P, thuốc bảo vệ thực vật hóa học,… vẫn có thể được sử dụng nhưng chỉ dùng ở mức độ hạn chế và phải tuân theo quy định nghiêm ngặt. Còn với sản xuất nông nghiệp hữu cơ, việc sử dụng các hoạt chất hóa học là không được phép, vì thế không có phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học cũng như thuốc trừ cỏ, chất biến đổi gen (GMO).
Chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là gì?
 
chung nhan san pham huu co
Ảnh minh họa 

Theo các chuyên gia Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert, đây là loại chứng nhận dành cho các sản phẩm trong lĩnh vực thực phẩm nhằm xác thực và khẳng định các sản phẩm đó là hữu cơ, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Theo quy định, để được cấp chứng nhận đủ điều kiện canh tác nông nghiệp hữu cơ, nhà sản xuất phải chứng minh được diện tích đất canh tác có ít nhất 03 năm không sử dụng hóa chất hay thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hóa học. Trong quá trình canh tác, nhà sản xuất chỉ được dùng phân bón hữu cơ tự ủ theo quy trình hoặc phân hữu cơ đã được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận. 
Đây là những điều kiện để tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá giai đoạn chuyển đổi, nhằm xác định sự phù hợp cũng như nắm bắt được quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của cơ sở. Bằng chứng này được dùng làm cơ sở cho giai đoạn chứng nhận sản phẩm hữu cơ.
Để sản phẩm được chứng nhận hữu cơ, nhà sản xuất phải cung cấp kết quả phân tích mẫu đất, mẫu nước và mẫu sản phẩm (rau, củ, quả, thịt,…) được thực hiện bởi đơn vị thử nghiệm đã được ngành nông nghiệp chỉ định.

Nếu cơ sở sản xuất chưa cung cấp được các kết quả phân tích phù hợp của điều kiện sản xuất, chuyên gia đánh giá có thể đề xuất tiến hành lấy mẫu thử nghiệm các chỉ tiêu theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng:

    + Trồng trọt: Đất phải đáp ứng các quy định hiện hành về giới hạn kim loại nặng (QCVN 03-MT:2015/BTNMT) và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (QCVN 15:2008/BTNMT); Nước sử dụng trong trồng trọt: phải đáp ứng yêu cầu theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT (nước mặt), QCVN 09-MT:2015/BTNMT (nước dưới đất).

    + Chăn nuôi: Nước sử dụng cho vật nuôi phải đáp ứng theo QCVN 01-39:2011/BNNPTNT.

Các chỉ tiêu phân tích đạt yêu cầu là bằng chứng khách quan để nhà sản xuất, kinh doanh khẳng định với cơ quan quản lý nhà nước cũng như khách hàng rằng, sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, không sử dụng các loại phân bón và hoạt chất hóa học. 

VinaCert cung cấp dịch vụ chứng nhận theo Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam

Năm 2017, Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố bộ Tiêu chuẩn Việt Nam dành riêng cho sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, mã hiệu TCVN 11041 và có hiệu lực từ ngày 29/12/2017. Hiện tại, bộ tiêu chuẩn bao gồm:
    - TCVN 11041-1:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ;
    - TCVN 11041-2:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 2: Trồng trọt hữu cơ;
    - TCVN 11041-3:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ;    
    - TCVN 11041-5:2018 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 5: Gạo hữu cơ;
    - TCVN 11041-6:2018 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 6: Chè hữu cơ;
    - TCVN 11041-7:2018 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 7: Sữa hữu cơ;
    - TCVN 11041-8:2018 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 8: Tôm hữu cơ.
 

VinaCert là tổ chức chứng nhận có đủ năng lực cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn TCVN 11041-4:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 4: Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ.

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây