Chứng nhận hợp quy phương thức 7

Chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 là gì? Đối tượng áp dụng phương thức 7? Quy trình đánh giá chứng nhận theo phương thức 7 ?

Trả lời:
1 - Chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 là gì?
Chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 là hành động đánh giá sự phù hợp của tổ chức chứng nhận thông qua việc thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp của hàng hóa, sản phẩm dựa vào kết quả thử nghiệm mẫu hàng hóa, sản phẩm.
Đánh giá sự phù hợp theo phương thức 7 chỉ có giá trị cho lô hàng hóa, sản phẩm cụ thể và không cần tiến hành các biện pháp giám sát tiếp theo. Lưu ý rằng chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 chỉ có giá trị cho lô hàng hóa, sản phẩm cụ thể và không cần tiến hành các biện pháp giám sát tiếp theo.

Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 7
  • Sau khi đánh giá, thử nghiệm lô sản phẩm, hàng hóa được xem là phù hợp với quy định nếu số lượng mẫu thử nghiệm có kết quả không phù hợp nằm trong giới hạn cho phép. Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa lô hàng đó.
  • Chứng nhận hợp quy chỉ có hiệu lực với lô hàng đã được đánh giá.
2. - Đối tượng áp dụng phương thức 7
Những sản phẩm hoặc hàng hóa có thể xảy ra nguy cơ mất ổn định trong khâu sản xuất. Hoặc là sản phẩm hoặc hàng hóa bị biến đổi do quá trình vận chuyển và lưu thông trên thị trường
Những loại hình sản phẩm hay hàng hóa nằm trong nhóm có khả năng gây hại. Hay nói cách khác chúng có thể ảnh hưởng đến độ an toàn về sức khỏe của con người và động vật. Đây là những sản phẩm thuộc nhóm 2.
 
3. - Quy trình đánh giá chứng nhận theo phương thức 7
Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa được lấy theo phương pháp xác xuất thống kê cho lô sản phẩm, hàng hóa để ra kết luận về sự phù hợp của lô. Kết luận về sự phù hợp chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa cụ thể và không cần thực hiện các biện pháp giám sát tiếp theo.
Hiện nay VinaCert cung cấp dịch vụ : Chứng nhận sản phẩm theo phương thức 7 theo lưu đồ sau : 
chứng nhận sản phẩm theo phương thức 7

Các thuật ngữ liên quan đến tín chỉ Carbon

Các thuật ngữ liên quan đến tín chỉ Carbon

Trả lời:
Thông tin về các thuật ngữ quan trọng liên quan đến lĩnh vực carbon và giảm phát thải, tạo nên nền tảng cho việc hiểu và thực hành các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sự phát triển bền vững trên toàn cầu.

1. Clean Development Mechanism (CDM)
Định Nghĩa:
Một cơ chế dưới Hiệp định Kioto cho phép các quốc gia phát triển thực hiện dự án giảm phát thải khí nhà kính ở các quốc gia đang phát triển. Các dự án này tạo ra Tín chỉ Giảm Phát Thải (CERs), mỗi đơn vị tương đương với một tấn CO2, có thể được bán hoặc chuyển giao tới các quốc gia công nghiệp để giúp họ đáp ứng mục tiêu giảm phát thải của mình.
Mục Đích:
Khuyến khích sự hợp tác quốc tế trong việc giảm phát thải và hỗ trợ phát triển bền vững ở các quốc gia đang phát triển.

2. Verified Carbon Standard (VCS)
Định Nghĩa:
Một tiêu chuẩn quốc tế cho việc kiểm định và xác thực các dự án giảm phát thải carbon. VCS đảm bảo rằng các dự án tạo ra tín chỉ carbon (VCUs) đáp ứng các tiêu chí nhất định về tính thực, thêm vào (additional), và có thể xác minh.
Mục Đích:
Tăng cường tính minh bạch và tin cậy trong giao dịch tín chỉ carbon, cũng như hỗ trợ giảm phát thải toàn cầu.

3. Renewable Energy Certificates (RECs)
Định Nghĩa:
Chứng chỉ được phát hành khi một lượng năng lượng tái tạo được sản xuất và gửi vào lưới điện. Mỗi REC chứng minh rằng một lượng năng lượng nhất định (thường là 1 megawatt-giờ) đã được sản xuất từ nguồn tái tạo và có thể được bán hoặc sử dụng để chứng minh việc tuân thủ các yêu cầu về năng lượng tái tạo hoặc như một cách để bù đắp carbon.
Mục Đích:
Khuyến khích sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo, cũng như cung cấp một công cụ cho việc bù đắp carbon.

4. Carbon Neutrality (Tính carbon trung hòa)
Định Nghĩa:
Trạng thái đạt được khi một cá nhân, tổ chức, sự kiện, hoặc sản phẩm giảm phát thải khí nhà kính đến mức mà tổng lượng phát thải còn lại bằng không, thường qua việc giảm phát thải và bù đắp phát thải còn lại bằng cách mua tín chỉ carbon.
Mục Đích:
Đối phó với biến đổi khí hậu bằng cách giảm tổng lượng khí nhà kính phát ra vào khí quyển.

5. Carbon Trading (Giao dịch carbon)
Định Nghĩa:
Quá trình mua bán tín chỉ carbon giữa các tổ chức và quốc gia trên thị trường carbon. Tín chỉ carbon đại diện cho quyền phát thải một lượng khí nhà kính nhất định, và việc giao dịch này giúp thúc đẩy giảm phát thải bằng cách cung cấp một kích thích kinh tế.
Mục Đích:
Tạo động lực tài chính cho việc giảm phát thải khí nhà kính và hỗ trợ các mục tiêu về biến đổi khí hậu toàn cầu.
Tín chỉ carbon đã được sử dụng trong nhiều năm như một cách để giảm phát thải khí nhà kính và ngăn chặn biến đổi khí hậu. Mặc dù đôi khi còn gây tranh cãi nhưng chúng thường được coi là một công cụ hiệu quả để giảm lượng khí thải carbon và khuyến khích sử dụng các dạng năng lượng sạch hơn, bền vững hơn.


 

Đối tượng nào áp dụng tiêu chuẩn HACCP ?

Đối tượng nào áp dụng tiêu chuẩn HACCP ?

Trả lời:

Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi…;
Các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, khu chế xuất, thức ăn công nghiệp;
Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn và các tổ chức hoạt đông liên quan đến thực phẩm.

Tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam là gì?

Tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam là gì? Đối tượng và phạm vi áp dụng

Trả lời:

I. Định nghĩa về Tiêu chuẩn hữu cơ : 

Tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam là bộ tiêu chuẩn bao gồm những nguyên tắc và yêu cầu cơ bản dành riêng cho việc sản xuất nông nghiệp và các quy định về ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Tiêu chuẩn do Bộ khoa học và Công nghệ nghiên cứu, biên soạn và chính thức công bố vào năm 2017. Bộ tiêu chuẩn này dành riêng cho sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, chúng bao gồm các phần dưới đây:

TCVN 11041-1:2017 về yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến và ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
TCVN 11041-2:2017 về trồng trọt hữu cơ
TCVN 11041-3:2017 về chăn nuôi hữu cơ

Ngoài ra, còn có TCVN 1213-4:2017 về yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

TCVN 11041-5:2018 về gạo hữu cơ,
TCVN 11041-6:2018 về chè hữu cơ,
TCVN 11041-7:2018 về sữa hữu cơ,
TCVN 11041-8:2018 về tôm hữu cơ.

II. Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam
Các tiêu chuẩn trên áp dụng cho các đối tượng như:

Các doanh nghiệp sản xuất cung cấp nông sản
Doanh nghiệp thu hái và phân phối nông sản
Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với canh tác thủy canh và khí canh
Các doanh nghiệp chăn nuôi, cung cấp các sản phẩm chăn nuôi hữu cơ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây