VNAFS - khóa đào tạo chuyên gia - NHẬN THỨC CHUNG ISO / IEC 17025:2017http://vnafs.com/uploads/logo.png
Thứ bảy - 04/05/2024 03:334410
Đánh giá nội bộ ISO 22000 là một bước quan trọng nhằm đảm bảo hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hoạt động hiệu quả. Để có thể thực hiện được cuộc đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018, doanh nghiệp phải đảm bảo rằng, các thành viên Ban ISO, Ban đảm bảo chất lượng,... đã được tham gia khóa đào tạo chuyên gia đánh giá theo ISO 22000:2018.
Đánh giá nội bộ ISO 22000 là gì?
Đánh giá nội bộ thường được gọi là đánh giá của bên thứ nhất, do doanh nghiệp tự thực hiện hoặc do đơn vị đánh giá bên ngoài thực hiện. Đây là quá trình tự kiểm soát và đánh giá chất lượng của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trong doanh nghiệp nhằm đo lường và đưa ra định hướng phát triển. Để thực hiện đánh giá nội bộ doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch đánh giá, thời gian đánh giá theo chu kỳ hoặc tùy thuộc vào nhu cầu thực tế của công ty.
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 được xây dựng dựa trên nền tảng của các nguyên tắc HACCP và GMP trong chuỗi thực phẩm. Đánh giá nội bộ ISO 22000 mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và quản lý chất lượng, giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng quản lý, đảm bảo hoạt động sản xuất tuân thủ đúng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, giúp doanh nghiệp nhìn nhận và tối ưu hóa quy trình làm việc, từ đó tăng cường hiệu suất và giảm thất thoát trong quá trình sản xuất và quản lý.
Quá trình đánh giá giúp doanh nghiệp xác định được những rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm, giúp kiểm soát chất lượng và đảm bảo rằng chỉ những sản phẩm đạt chất lượng cao mới được lưu hành.
Đánh giá nội bộ giúp doanh nghiệp tự xem xét được hiện trạng áp dụng của doanh nghiệp mình, từ đó có những kế hoạch điều chỉnh và tiến tới xin cấp chứng nhận ISO 2200:2018.
Trách nhiệm của doanh nghiệp khi thực hiện đánh giá nội bộ ISO 22000
Đánh giá nội bộ ISO 22000 là một yêu cầu quan trọng của tiêu chuẩn ISO 22000, để thực hiện yêu cầu này một cách chính xác và hoàn thiện doanh nghiệp cần có những trách nhiệm sau:
Phải hoạch định, áp dụng và duy trì các chương trình đánh giá định kỳ. Trong kế hoạch triển khai cần có tần suất thực hiện đánh giá, phương pháp đánh giá, trách nhiệm của các bên.
Báo cáo quá trình thực hiện, nêu ra được ảnh hưởng của các bên liên quan, những thay đổi trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và kết quả giám sát, đo lường, đánh giá trước đó.
Xác định được các hạng mục cần đánh giá
Cần có chuyên gia đánh giá năng lực để đảm bảo tính khách quan trong quá trình đánh giá.
Kết quả đánh giá cần lưu giữ dưới dạng văn bản và được báo cáo lên cấp lãnh đạo thích hợp.
Những điểm cần khắc phục và hành động khắc phục cần thực hiện trong khoảng thời gian đã dự kiến.
Cần xác định xem hệ thống quản lý an toàn thực phẩm có nhất quán với chính sách an toàn thực phẩm và mục tiêu hay không.
Có hoạt động thẩm tra các hành động đã thực hiện và báo cáo kết quả thẩm tra.