Tổng quan về tiêu chuẩn Fami-QS

Chủ nhật - 28/04/2024 13:29 199 0
Những năm qua, các cuộc khủng hoảng về an toàn thực phẩm xảy ra bắt nguồn từ thức ăn gia súc, gia cầm,… ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, đây là lý do để EU phát triển thêm nhiều quy định mới về thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Một trong những tiêu chuẩn đó là FAMI-QS với những quy định nghiêm ngặt về thức ăn gia súc, gia cầm....
iStock 1316743165

 
Là tiêu chuẩn quản lý chất lượng châu Âu cho an toàn thực phẩm, phụ gia thức ăn chăn nuôi, FAMI - QS bao gồm việc thực hành qui tắc chính xác các yêu cầu đối với nhà sản xuất phụ gia thức ăn và các loại thức ăn cho chăn nuôi (nguyên liệu, thức ăn bổ sung và hỗn hợp thức ăn bổ sung bao gồm phụ gia thức ăn chăn nuôi, thức ăn chức năng, premix chăn nuôi, hỗn hợp vi chất dinh dưỡng và thức ăn bổ sung chất dinh dưỡng cho vật nuôi bao gồm động vật và thủy sản).
Tiêu chuẩn FAMI-QS đề cập đến sự an toàn, tính pháp lý và chất lượng dựa trên Quy định về nguồn cung cấp nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của châu Âu. Đồng thời, tiêu chuẩn này còn bao gồm cả hệ thống quản lý an toàn chất lượng và nguồn cung cấp nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc, tuân thủ quy định về sản phẩm và một số vấn đề liên quan.
Tại Hoa Kỳ, qui định về thực phẩm và thuốc được lưu hành trên thị trường đều phải có chứng nhận GRAS (Generally Recognized as Safe), do FDA - Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ công nhận. Quá trình này được xem xét, đánh giá độc lập của các chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm và được tập huấn chuyên sâu để đánh giá sự an toàn của các thành phần trong sản phẩm.
Tổ chức thế giới về sức khỏe động vật đưa ra các qui định về chất lượng thức ăn bổ sung cho vật nuôi thủy sản (Aquatic Animal Health Code, 2010), trong đó nhấn mạnh các mối nguy trong kiểm soát thức ăn vật nuôi và thủy sản.
Từ năm 2002, Liên minh châu Âu đã ban hành Chỉ thị 2002/32/EC, thiết lập mức tối đa cho phép các chất không mong muốn trong thức ăn chăn nuôi nhằm quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho thức ăn chăn nuôi và nuôi thủy sản. Việc kiểm soát các chỉ tiêu chất lượng đã được thể hiện khá chi tiết và cụ thể cho từng loại sản phẩm thức ăn, thức ăn bổ sung cho chăn nuôi.
Phạm vi của Hệ thống Chứng nhận FAMI-QS
Phạm vi của FAMI-QS quy định cụ thể cho từng thành phần thức ăn chăn nuôi. Một thành phần thức ăn chăn nuôi được xác định như bất kỳ thành phần nào được thêm vào, mà thông thường bản thân nó không được dùng như thức ăn chăn nuôi, dù có hay không có giá trị dinh dưỡng, có ảnh hưởng đến đặc tính của thức ăn chăn nuôi hoặc các sản phẩm động vật và chất lượng động vật (Codex Alimentarius and adapted).
Các thành phần thức ăn chăn nuôi cụ thể có thể đạt được bởi các quá trình sản xuất hoặc sự kết hợp của chúng: Về hóa học, sinh học, khoáng (được chiết xuất từ các các loại khoáng hoặc từ các loại vật liệu địa chất khác từ trái đất), Chiết xuất, Phối trộnCông thức/chuẩn bị.
Các thành phần thức ăn chăn nuôi đặc biệt được quy định và ghi nhãn hướng dẫn sử dụng một cách rõ ràng, tuân theo các quy định pháp luật liên quan của thị trường nhắm đến. Nhà điều hành phải chịu trách nhiệm về tình trạng pháp lý của các sản phẩm của mình cũng như đảm bảo sản phẩm phù hợp với tất cả các yêu cầu luật định cần thiết bao gồm:
• Luật định của quốc gia mà tại đó sản phẩm được sản xuất.
• Luật định của quốc gia mà sản phẩm được bán đến.
iStock 1189540608

FAMI-QS bao trùm hoạt động chuỗi thức ăn chăn nuôi:
• Sản xuất - Các quá trình và phương pháp được sử dụng để chuyển đổi các đầu vào hữu hình (nguyên liệu thô, bán thành phẩm) và các đầu vào vô hình (thông tin, dữ liệu) thành hàng hóa. Các nguồn lực được sử dụng trong quá trình này để tạo ra một đầu ra phải thích hợp cho việc sử dụng hoặc chuyển đổi giá trị.
• Thương mại - Hoạt động mua bán, xử lý, bảo quản, vận chuyển, bán hàng và dịch vụ.
Lợi ích vượt trội khi đạt chứng nhận FAMI-QS
Chứng nhận đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn FAMI-QS, giúp các doanh nghiệp cải thiện khả năng tiếp cận thị trường và thể hiện cam kết về an toàn, chất lượng.
Sử dụng dịch vụ chứng nhận FAMI-QS của tổ chức tại Việt Nam được Fami-QS ủy quyền mang lại cho Khách hàng nhiều lợi ích vượt trội: Giảm chi phí cho việc di chuyển, lưu trú của chuyên gia đánh giá, rào cản ngôn ngữ,…
Doanh nghiệp cũng quản lý các rủi ro tiềm ẩn một cách hiệu quả thông qua việc xây dựng nhận thức về rủi ro trong toàn tổ chức; Ngăn ngừa các rủi ro phải thu hồi sản phẩm thông qua việc thực hiện các biện pháp thực hành tốt nhất về an toàn thực phẩm; Đảm bảo tính tin cậy, hiệu quả thông qua các đánh giá thường xuyên; Đạt được sự thừa nhận rộng rãi trên toàn thế giới dành cho sự an toàn của sản phẩm, quy trình và dịch vụ của doanh nghiệp bạn; Gia tăng niềm tin của khách hàng và nhà bán lẻ vào khả năng thực hiện của tổ chức; Tích hợp các quy trình phân tích rủi ro hiện đại nhất, đánh giá rủi ro và chiến lược phòng ngừa vào hệ thống quản lý hiện có.
Bằng việc áp dụng tiêu chuẩn FAMI-QS và xem xét sự tuân thủ an toàn, chất lượng cũng như quy định của các thành phần thức ăn chăn nuôi cụ thể cùng hỗn hợp của chúng giúp giảm thiểu nguy cơ các thành phần thức ăn đặc biệt không an toàn và hỗn hợp của chúng trong chuỗi thức ăn; Khuyến khích các biện pháp để đảm bảo rằng các yêu cầu quy định an toàn thức ăn khác được đáp ứng.
Hệ thống quản lý chất lượng thức ăn bổ sung và phụ gia thức ăn vật nuôi FAMI-QS tuân theo cấu trúc chung như các tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO khác và có thể dễ dàng tích hợp với các hệ thống quản lý khác như Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 và Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 hay FSSC 22000, do đó các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, kinh doanh, phân phối nguyên liệu, phụ gia, premix chăn nuôi đều có thể áp dụng.
Từ tháng 9/2022, điều khoản mới về phòng vệ và phòng chống gian lận thương mại của Fami-QS chính có hiệu lực, đạt chứng nhận FAMI-QS giúp nhà sản xuất tuân thủ các nguyên tắc chống gian lận thương mại trong ngành thức ăn chăn nuôi, dễ dàng mua bán - trao đổi sản phẩm trên toàn thế giới.
certificados fami qs 1210x423 1

Yêu cầu đối với các tổ chức/doanh nghiệp khi xây dựng, áp dụng FAMI-QS
Khi xây dựng, áp dụng FAMI-QS, trước hết tổ chức/ doanh nghiệp cần hiểu bối cảnh của tổ chức cũng như nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm; xác định phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thức ăn chăn nuôi; Chính sách chất lượng, vai trò của lãnh đạo; Hoạch định các hành động giải quyết rủi ro và cơ hội; mục tiêu chất lượng và hoạch định phương pháp, hành động để đạt được; hoạch định thay đổi;…
Để thực hành tốt sản xuất, tổ chức/doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về nhà xưởng, môi trường cục bộ, sơ đồ bố trí và không gian làm việc, cấu trúc bên trong và lắp đặt, thiết bị, bảo quản, bảo trì, các biện pháp ngăn ngừa nhiễm chéo, vệ sinh cá nhân, vệ sinh thiết bị và quần áo bảo hộ, tình trạng sức khỏe, vận chuyển hàng hóa đã bao gói… cùng các yêu cầu về năng lực và đào tạo nguồn lực con người.
Tiêu chuẩn này được Hiệp hội về nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu hỗn hợp của châu Âu - FEFANA (EU Association of Speciality Feed Ingredients and their Mixtures) phát triển thành Hệ thống quản lý chất lượng thức ăn bổ sung và phụ gia thức ăn vật nuôi châu Âu (European Feed Additives and PreMixtues Quality System - FAMI-QS) nhằm quản lý việc sản xuất và chứng nhận chất lượng cho các sản phẩm thuộc lĩnh vực này.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây